Nấm đã và đang trở thành loại nông sản giá trị ở nước ta. Nấm được ưa chuộng, sử dụng nhiều trong các bếp ăn nhà hàng, và bữa ăn hàng ngày của mọi nhà. Đã có rất nhiều trang trại trồng nấm cho năng suất cao nhờ tìm được nguồn cung giống tốt và cải tiến kỹ thuật nuôi trồng nấm. Vì đặc tính sinh trưởng của các loài nấm phụ thuộc nhiều vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm môi trường, nên nếu chỉ nuôi trồng vào thời điểm khí hậu phù hợp thì thời gian nuôi trồng nấm ngắn, sản lượng ít. Do vậy, chúng ta cần tạo ra được môi trường nhân tạo đáp ứng các điều kiện cho nấm sinh trưởng, phát triển tốt, bằng cách sử dụng nhà lạnh trồng nấm. Vậy cần phải thiết kế nhà lạnh trồng nấm như thế nào để nấm phát triển ổn định nhất? Kho lạnh Foc Việt xin bật mí một số điều cần biết về thiết kế nhà lạnh trồng nấm như dưới đây.
Xem thêm: Kho lạnh nông sản
1.Đặc điểm một số loại nấm phố biến ở nước ta
1.1.Nấm rơm
Nấm rơm là mặt hàng được ưa chuộng tại nước ta. Nấm rơm sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện môi trường nóng ẩm với nhiệt độ môi trường từ 28ºC tới 35ºC và độ ẩm 80-90%. Nấm rơm có thể được trồng ở miền Bắc vào mùa hè và trồng quanh năm ở các tỉnh phía Nam. Mặt bằng trồng nấm rơm có thể là nhà xưởng, ruộng, vườn với nguyên liệu chính là rơm rạ, phế phụ liệu nông, lâm nghiệp giày chất xenlulo. Quy trình kỹ thuật trồng nấm rơm được áp dụng phù hợp với từng vùng sinh thái cụ thể.
1.2.Mộc nhĩ
Mộc nhĩ chiếm sản lượng lớn trong nhóm hàng nông sản của Việt Nam. Mộc nhĩ yêu cầu điều kiện môi trường từ 20ºC tới 30ºC và độ ẩm 90-95%. Nếu điều kiện nhiệt độ ngoài ngưỡng này thì mộc nhĩ kém phát triển, cho năng suất thấp. Nhà trồng mộc nhĩ cần thông thoáng, sạch sẽ, kín gió và có ánh sáng nhẹ. Nguyên liệu trồng mộc nhĩ có thể là mùn cưa hoặc các khúc gỗ xếp thành luống…
1.3.Nấm sò
Nấm sò là loại nấm cho sản lượng lớn, đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Nguyên liệu nuôi trồng nấm sò phổ biến là rơm rạ, bông phế liệu, mùn cưa, ngoài ra có thể dùng bã mía, vỏ hạt café, lõi ngô… Nấm sò chịu lạnh từ 14ºC, phát triển tốt trong môi trường nhiệt độ 20ºC tới 26ºC, độ ẩm 80-85%, tránh gió lùa. Nuôi trồng nấm sò tốt nhất bằng nguyên liệu rơm rạ, mùn cưa, bông phế liệu…
1.4. Nấm mỡ
Nấm mỡ là loại nấm ưa lạnh, nên trồng được ở miền Bắc vào mùa đông hoặc xứ lạnh như Đà lạt. Nấm mỡ thích hợp phát triển trong điều kiện nhiệt độ dưới 20ºC, độ ẩm 80-85%, môi trường thông thoáng. Nguyên liệu trồng nấm mỡ là rơm rạ ủ lên men.
1.5. Nấm hương
Nấm hương ưa khí hậu ẩm, mát, lạnh, thời tiết tại các vùng núi phía Bắc. Sự hình thành quả của nấm Hương cần có sự chênh lệch nhiệt độ tới trên 10ºC. Nhiệt độ phù hợp cho giai đoạn nuôi sợi là từ 22ºC tới 27ºC. Quả thể phát triển tốt trong môi trường nhiệt độ 14ºC tới 20ºC. Nấm hương trồng được trên gỗ các loại như sồi, giè, keo…
1.6. Nấm Linh Chi
Nấm linh chi là loại nấm dược liệu, là loại nấm hóa gỗ có nhiều ở các vùng miền núi nước ta. Nấm linh chi có thể được trồng trên các khúc gỗ và túi mùn cưa. Nấm linh chi yêu cầu điều kiện khí hậu tương tự như mộc nhĩ. Hiện các cơ sở trồng nấm linh chi dùng nguyên liệu mùn cưa và các dinh dưỡng phụ gia như cám gạo, bột ngô.
2. Thiết kế nhà lạnh trồng nấm phù hợp đặc tính của từng loại nấm
Để trồng nấm trong môi trường nhân tạo, người ta sử dụng nhà lạnh trồng nấm. Thiết kế nhà lạnh trồng nấm phù hợp với yêu cầu môi trường sinh trưởng của loài nấm ưa lạnh.
Thiết kế nhà lạnh trồng nấm không cần cao, nếu cao quá thì khó giữ ẩm, chiều cao thông thường chỉ nên thiết kế từ 2,2m tới 2,8m. Tốt nhất là thiết kế có chỗ đón sáng, để tránh dịch bệnh cho nấm gây ra do thiếu ánh sáng. Nhà lạnh được thiết kế hệ giá treo, kệ treo phù hợp với từng đợt treo bịch để đảm bảo độ ẩm. Trước khi đưa nấm vào nuôi trồng ta cần vệ sinh khử khuẩn nhà trồng nấm.
Giàn treo nấm được thiết kế để treo các bịch phôi nấm dưới các thanh ngang cách nhau 30cm. Thiết kế hệ thống van phun nước cách nhau 1m, van được gắn với công tắc cho phép tắt/ bật chủ động thời gian cần tưới. Giàn treo được sắp xếp để có lối đi vào chăm sóc nấm.
Thiết kế nhà lạnh trồng nấm đảm bảo các yếu tố điều kiện môi trường sau:
– Nhiệt độ nhà lạnh: cho phép điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của các loại nấm ưa lạnh. Nhiệt độ thường không dưới 14ºC.
– Độ ẩm không khí: 80-85%
– Độ pH trung tính (pH = 7);
– Ánh sáng phòng: giai đoạn nuôi sợi không nhất thiết có ánh sáng; nhưng trong giai đoạn quả thể thì cần ánh sáng khuếch tán (mức độ ánh sáng có thể đọc được sách);
3. Thu hái và bảo quản nấm
3.1 Nấm rơm
Nấm rơm sau khi được thu hái, cắt sạch gốc, cho vào túi lưới. Sử dụng trong vòng 24h nếu để nấm ở điều kiện thường.
Nấm hương qua luộc sơ chế rồi bảo quản trong kho lạnh nhiệt độ từ 2ºC tới 4ºC có thể để được 5 đến 7 ngày.
3.2 Mộc nhĩ:
Mộc nhĩ với đặc tính vấn có sự hô hấp, chuyển hóa sau thu hái, nên sau thu hái mộc nhĩ cần được bảo quản và sấy khô ngay. Mộc nhĩ được sấy khô rồi đóng túi nilong kín để tránh bị ẩm, bảo quản lưu trữ trong kho.
3.3 Nấm sò
Nên thu hái nấm sò vào buổi sáng và tiêu thụ trong ngày. Nấm sò bảo quản trong kho lạnh nhiệt độ 10ºC tới 15ºC có thể để được 3 ngày. Phơi khô hoặc sấy khô nấm sò có thể bảo quản được vài tháng.
3.4. Nấm mỡ:
Nấm mỡ sau khi thu hái, cần cắt gốc nấm và đóng túi ngày để tránh bầm dập, tiêu thụ trong ngày. Nấm mỡ nếu được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 5ºC tới 8ºC có thể để được 5 đến 7 ngày.
3.5. Nấm hương
Nấm hương sau thu hoạch cần tiêu thụ trong ngày. Nấm hương được phơi kho hay sấy khô đóng túi, thời gian bảo quản lâu.
Nuôi trồng nấm ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế ở nhiều vùng kinh tế. Mô hình nhà lạnh trồng nấm được nhà nước khuyến khích, hỗ trợ triển khai tại nhiều tỉnh, trên cơ sở lựa chọn đơn vị thiết kế nhà lạnh trồng nấm có kinh nghiệm. Foc Việt rất hân hạnh được tư vấn về nhà lạnh, kho lạnh bảo quản nấm, nông sản tới Quý khách hàng. Xin liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Hotline: 0923 199 968
CÔNG TY ĐIỆN LẠNH FOC VIỆT
Địa chỉ: Số 23, Ngõ 1, Phố Đại Linh, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 024 3839 0745
Hotline: : 0923 199 968
Email: codienlanhfocviet@gmail.com
Website: http://dienlanhfocviet.com
Fanpage: https://www.facebook.com/dienlanhfocviet/