Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ứng vào các ngành công-nông nghiệp, những năm gần đây nghề trông cây ăn quả có múi: cam, bưởi, chanh… cũng ngày càng phát triển quy mô, hình thành các vùng chuyên canh. Bên cạnh kỹ thuật ươm trồng chăm sóc cây cho năng suất cao thì kỹ thuật bảo quản cam bưởi được lâu sau thu hoạch cũng rất được quan tâm. Vậy kỹ thuật thu hái và bảo quản cam bưởi như thế nào để giữ tươi sản phẩm trong thời gian dài nhất?
1. Kỹ thuật thu hái cam bưởi
1.1. Thời gian thu hoạch
Quả các loại cây có múi có lượng nước cao, với hơn 90% khối lượng là nước được xếp vào loại loại trái cây khó bảo quản. Lượng nước trong quả cao là điều kiện tốt cho vi sinh vật phát triển. Đối với các loại quả có múi, nếu thu hoạch sớm, quả thường bị chua vì hàm lượng đường trong quả còn thấp. Nhưng nếu để quả lâu trên cây thì sẽ gây hiện tượng khô xốp, kém phẩm chất, ảnh hưởng tới cây mẹ.
Quan sát quả chín là khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu đặc trưng của từng giống quả, có vỏ căng, mỏng, hơi bóng, dễ tách vỏ. Do đặc tính trái cây vẫn chín thêm sau thu hoạch, do đó ta cần thu hoạch sớm hơn vài ngày nếu cần bảo quản để chuyển đi xa. Đối với nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, ta có thể thu hoạch khi trái cây vừa chín, để có thể bảo quản, sử dụng trong một thời gian.
Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất là vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát, ngày nắng ráo; tránh thu hoạch vào lúc nắng gắt, thời tiết ẩm ướt, có mưa, sẽ dễ gây thối hỏng.
1.2. Phương pháp thu hoạch
Thu hoạch trái cây có múi cần thao tác nhẹ nhàng, tránh làm dập dầu vỏ quả, xây xát vỏ quả, nên cắt sát cuống từ 1cm tới 1.5cm. Quả sau thu hoạch, cần được lau sạch vỏ, để khô ráo, xếp vào thùng xốp hoặc thùng carton để phân loại, cất trữ và bảo quản. Lưu ý khi xếp quả vào thùng, xọt phải xếp so le nhau, để tránh hiện tượng bị chọc cuống.
2. Kỹ thuật bảo quản cam bưởi được lâu
Đối với các loại trái cây, đặc biệt các loại quả có múi có chứa nhiều đường và chất dinh dưỡng, thì các yếu tố môi trường nhiệt độ, độ ẩm không khí có tác động trực tiếp đến phẩm chất quả. Hiện nay có một số phương pháp bả quản để giữ các loại trái cây có múi được lâu và không làm giảm phẩm cấp của quả, cụ thể như sau:
2.1. Kỹ thuật bảo quản cam bưởi được lâu bằng màng Chitosan
Bảo quản cam, bưởi bằng màng Chitosan giữ tươi quả được 03 tháng và vỏ quả vẫn đều nhau, tuy có thay đổi chút ít so với lúc mới hái. Bảo quản bằng màng Chitosan cho chất lượng tốt hơn trong 3 tháng so với bảo quản bằng màng nhựa PE.
Màng Chitosan không gây độc cho con người và môi trường, chống thoát hơi nước và kháng khuẩn. Chitosan là một loại hợp chất sinh học cao phân tử có đặc tính ưu việt hơn các loại hóa chất khác dùng trong bảo quản trái cây, được chiết xuất từ vỏ tôm.
Cách thực hiện: quả cam, bưởi sau khi được thu hái, phân loại, rửa nhẹ dưới vòi nước hoặc lau bằng khăn ẩm rồi để ráo tại nhiệt độ phòng. Nhúng cam, bưởi vào dung dịch chitosan với nồng độ 1-2.5%, để ráo và xếp vào thùng carton đã đục lỗ, đưa vào bảo quản ở nhiệt độ 20%.
2.2. Kỹ thuật bảo quản cam bưởi được lâu bằng chế phẩm tạo màng
Chế phẩm tạo màng được sản xuất theo dây chuyền thiết bị chuyên dụng thuộc Viện cơ khí điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, thành phần chính là sáp PE, sáp ong… chủ yếu ở dạng sáp nhũ tương. Chế phẩm tạo màng có tác dụng làm giảm quá trình trao đổi khí, chậm quá trình chính của quả, do vậy có tác dụng làm giảm tổn thất khối lượng và hạn chế tối đa hiện tượng “ngót” quả do mất nước.
Cách thực hiện: sau thu hái, chúng ta cũng tiến hành rửa, vệ sinh quả và để ráo nước trước khi phủ phế phẩm. Sử dụng thiết bị phủ phế phẩm dạng máng lăn với công suất 1000kg quả/ giờ. Thiết bị này không gây dập nát, rụng cuống, và tỷ lệ quả được phủ đều chế phẩm đạt trên 98%. Thiết bị có kết cấu đơn giản, dễ vận hành, dễ vệ sinh sau khi sử dụng;
Sau khi được phủ chế phẩm tạo màng, quả được để khô tự nhiên dưới nhiệt độ phòng. Xếp quả vào thùng carton đã đục lỗ, đưa vào kho bảo quản. Điều kiện kho bảo quản rộng rãi, cao ráo, thông thoáng, độ ẩm ở mức 70-85%, nhiệt độ phòng từ 22 tới 25 độ C. Theo dõi quả thường xuyên trong quá trình bảo quản để loại bỏ quả hỏng nếu có.
2.3. Kỹ thuật bảo quản cam bưởi được lâu bằng kho lạnh
Quả sau thu hoạch cũng được phân loại được xử lý vi khuẩn, nấm.. bằng cách nhúng qua dung dịch Natri Hipoclorit 1%, để khô ráo bằng nhiệt độ thường, rồi tiếp tục nhúng vào dung dịch Citrashine, tiếp tục để khô ráo bằng nhiệt độ thường. Bọc quả bằng bao wrapping để tránh bầm dập, va đập trong quá trình vận chuyển. Xếp quả vào thùng carton 3 lớp, rồi đưa vào kho bảo quản.
Kho lạnh bảo quản cam, bưởi được duy trì điều kiện nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C, độ ẩm 85-90%, có trang bị hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm. Sử dụng kho lạnh bảo quản cam, bưởi có ưu điểm bảo quản được số lượng quả lớn, trong thời gian dài mà không làm mất hương vị quả, và không bị “ngót” quả. So sánh hiệu quả bảo quản mang lại, phương pháp bảo quản bằng kho lạnh hiện đang được đánh giá là phương pháp có khi phí rẻ hơn cả so với các phương pháp khác.
2.4. Kỹ thuật bảo quản cam bưởi được lâu bằng công nghệ CAS
CAS là phương pháp làm lạnh cực nhanh ở nhiệt độ âm sâu, từ -35 độ C, thời gian làm lạnh ngắn. Sản phẩm đông lạnh được duy trì ở nhiệt độ -35 độ C trở lơn mà không bị phá vỡ các màng và thành tế bào, giữ được hương vị, màu sắc của quả. Thời gian bảo quản sản phẩm bằng công nghệ CAS có thể kéo dài tới 1 năm, thậm chí là 5-10 năm. Đây là công nghệ của Nhật Bản chuyển giao có tính vượt trội hơn hẳn so với các công nghệ bảo quản khác, và không cần sử dụng bất cứ loại hóa chất nào hỗ trợ quá trình bảo quản. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là chi phí đầu tư rất lớn, nên chưa được phổ biến rộng rãi.
Trên đây là thông tin một số phương pháp kỹ thuật bảo quản cam bưởi đang được ứng dụng, nếu Quý khách quan tâm tới phương pháp bảo quản lạnh tối ưu nhất, Quý khách có thể xem thêm về kho lạnh bảo quản cam tươi
Hoặc liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn:
Hotline: 0923 199 968
CÔNG TY ĐIỆN LẠNH FOC VIỆT
Địa chỉ: Số 23, Ngõ 1, Phố Đại Linh, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 024 3839 0745
Hotline: : 0923 199 968
Email: codienlanhfocviet@gmail.com
Website: http://dienlanhfocviet.com
Fanpage: https://www.facebook.com/dienlanhfocviet/